Linh kiện server gồm những gì?

Linh kiện server bao gồm các thành phần như: mainboard server, CPU – bộ vi xử lý, RAM server, HDD server, card RAID, nguồn server, chassis server.


Cấu tạo, chức năng và đặc điểm của từng linh kiện server

Mainboard server

Là một trong những thành phần quan trọng nhất của server, là một bảng mạch chính trong các thiết bị điện tử, có chứa các thành phần như socket, chipset, và các khe cắm khác để cắm các linh kiện điện tử hoặc các thiết bị khác. Được xem như trụ cột của máy chủ, vì thiếu mainboard thì server không vận hành được.

Mainboard server điều khiển hoạt động, kết nối vào ra Input/Output các thiết bị được gắn trên mainboard, thiết bị có hoạt động ổn định và đạt được hiệu suất hay không là do mainboard quyết định. Một yếu tố quan trọng quyết định đến sức mạnh và tốc độ, hiệu năng của hệ thống là trên mainboard có chipset quản lý băng thông (bus) giúp truyền số liệu giữa các thiết bị với nhau 1 cách liên tục để đạt hiệu quả công việc cao.

Mỗi loại main server có những chức năng riêng và dùng cho từng nhu cầu khác nhau của doanh nghiệp cũng như cá nhân khách hàng sử dụng.


CPU server – Bộ vi xử lý dành cho máy chủ

Là bộ xử lý trung tâm của máy chủ, với bảng mạch được tích hợp hàng triệu transitor tích hợp nhiều công nghệ chuyên biệt trên cùng một bảng mạch đó. Khác hẳn với các CPU máy tính để bàn thông thường.

Được sản xuất theo quy luật để đáp ứng nhu cầu công việc đặc thù với những nhu cầu sử dụng khác nhau.

Với công nghệ mới hiện nay thì CPU server thì việc quản lý băng thông (bus) của RAM không còn phụ thuộc vào chipset quản lý như trước đây. Đây cũng là 1 điểm đáng chú ý cho hệ thống máy chủ đang bán trên thị trường hiện nay.

RAM Server

Là một thiết bị quan trọng hàng đầu dùng trong hệ thống máy chủ đồng bộ và máy chủ lắp ráp, linh kiện nắm trong tay sự quyết định về kích cỡ và số lượng chương trình có thể chạy được vào cùng một thời điểm cũng như lượng dữ liệu được xử lý ngay lập tức. Việc sử dụng RAM ECC đã trở thành tiêu chuẩn của máy chủ vì nó thỏa mãn được hai tiêu chí hàng đầu của khách hàng là sự ổn định liên tục và tính an toàn dữ liệu.

RAM server khác với RAM máy tính để bàn ở chỗ RAM server có tính năng tự động sửa lỗi ECC (Error Checking and Correction), tính năng này giúp cho RAM hoạt động 24/24 kiểm tra, phát hiện lỗi và sữa lỗi kịp thời khi có xảy ra lỗi, đảm bảo hệ thống luôn an toàn tuyệt đối.


Hiện nay RAM server được phân ra làm 2 loại rõ ràng đó là RAM ECC Unbuffered và RAM ECC Registered, mỗi loại RAM được gắn tương thích với từng model cụ thể khác nhau của các hãng máy chủ như: Dell EMC, Lenovo, IBM, Supermicro, HPE, Cisco, Intel,…

HDD Server

Còn được gọi là ổ cứng của máy chủ. Là một thiết bị lưu trữ dữ liệu có dung lượng lớn, và không khác gì nhiều so với ổ cứng máy PC bình thường. Nhưng do nhu cầu đòi hỏi khả năng của máy chỉ cao hơn nên ổ cứng dành cho server sẽ có những tính năng và chuẩn riêng có thể như vòng quay nhiều hơn. Sau đây là những loại ổ cứng thường dùng cho server:

Ổ cứng SATA: loại ổ cứng này thường có dung lượng lưu trữ lớn, giá những ổ cứng này khá rẻ nhưng về tốc độ truy xuất dữ liệu của ổ cứng này khá chậm, tốc độ đọc/ghi của loại ổ cứng này thường nằm trong khoảng từ 20MB/s cho đến 100MB/s. Loại ổ cứng này dùng chuẩn giao tiếp SATA, có kích thước ổ cứng là 3.5 inch.

Ổ cứng SAS (Serial Attached SCSI): ổ cứng SAS có độ bền tốt hơn so với ổ cứng SATA và tốc độ truy xuất dữ liệu của ổ SAS cũng nhanh hơn, tốc độ truy suất tầm 200MB/s cho tới 1Gb/s, nhưng ổ cứng SAS thường có dung lượng thấp hơn các ổ SATA. Ổ cứng SAS sử dụng chuẩn giao tiếp SAS, ổ cứng SAS thường có 2 loại kích thước phổ biến là 2.5 inch với 3.5 inch.

Ổ cứng SSD (Solid State Drive): riêng loại ổ cứng này thì tốc độ truy suất dữ liệu nhanh hơn so với 2 loại ổ cứng SATA và SAS ở trên, tốc độ truy suất dữ liệu thường tầm 500MB/s cho tới 3Gb/s. Ngoài điểm mạnh về tốc độ, thì ổ cứng SSD còn có điểm nổi trội khác như tiết kiệm điện năng, không gây tiếng ồn khi hoạt động và có kích thước nhỏ gọn là 1.8 inch và 2.5 inch. Tuy nhiên, cùng một mực dung lượng thì ổ cứng SSD thường có giá thành cao hơn so với các ổ cứng còn lại.


Card RAID

Là một bộ điều khiển với chức năng kết hợp các ổ cứng riêng lẻ thành một hệ thống ổ cứng thống nhất, có thể lưu trữ và sao lưu khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu khả năng truy xuất dữ liệu kịp thời và an toàn.

Có những loại RAID được hỗ trợ trên card RAID như: RAID 0, RAID 1, RAID 5, RAID 6, RAID 10 (RAID 1+0), RAID 50, RAID 60…. 

Card RAID có nhiều loại được chia theo số cổng kết nối như: 4 Port, 8 Port, 16 Port, 24 Port, 36 Port…mỗi 1 port tương ứng với số lượng ổ cứng (HDD) được gắn vào.

Nguồn Server

Là thiết bị chuyên dụng cung cấp năng lượng cho các thiết bị khác bên trong máy chủ. Cũng do hiệu suất làm việc cao nên công suất của sản phẩm này cao hơn nhiều so với máy tính thông thường.

Hình thái bên ngoài tương tự như các bộ nguồn thông thường, được sản xuất trên tiêu chí bền bỉ qua nhiều năm sử dụng liên tục, tăng tuổi thọ của thiết bị, ổn định và đảm bảo cung cấp nguồn điện cho các linh kiện khác luôn ở mức cao nhất.

Chassis Server

Gọi đơn giản dễ hiểu là thùng máy, thiết bị này có chức năng bảo vệ các linh kiện máy chủ bên trong. Chassis gồm hai loại đó là rack (dạng nằm) và tower (dạng đứng).

Chassis server được thiết kế chắc chắn, chống rung, dày tuyệt đối khác với cây máy tính để bàn thông thường nhưng cấu trúc không có sự khác nhau.

Cách lựa chọn linh kiện phù hợp cho server

Các máy chủ thường được các doanh nghiệp sử dụng cho việc lưu trữ, xử lý email, web hosting, truy xuất cơ sở dữ liệu, quản lý tài khoản và các hệ thống in ấn… Ngày nay, các doanh nghiệp có thể tự trang bị, mua linh kiện máy chủ về để ráp thành một máy chủ là chuyện khá đơn giản.

Tuy nhiên, để có thể chọn được những linh kiện máy chủ tốt, phù hợp với nhu cầu và giá cả phải chăng là một vấn đề khá khó khăn đối với các doanh nghiệp.

Xem thêm: https://servechinhhang1.blogspot.com/2022/02/server-chinh-hang-la-gi.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Server chính hãng là gì?

HPE Apollo 20 System được xây dựng trên 2 bộ xử lý ?